Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Tê nhức bàn chân trái và phải có khác nhau không?

Thực tế, tê chân không phải là một loại bệnh, mà chỉ là triệu chứng biểu hiện ra của một số bệnh lý nguyên nhân khác. Về cơ bản, cơ chế hình thành chứng tê bì này là do các dây thần kinh ngoại biên tại vị trí bàn chân bị rối loạn chức năng cảm giác của mình do bị chèn ép, tắc nghẽn hoặc viêm. 


Triệu chứng này thông thường sẽ diễn ra ở một bên cơ thể, do tính chất phân bố đối xứng của hệ xương – khớp, hệ thần kinh và nhiều bộ phận khác. Hiếm khi bệnh xuất hiện đồng thời ở cả hai bên, và biểu hiện, tác động của chứng tê bì này là giống nhau ở mỗi bên.

Như vậy tức là, dù là bị tê bàn chân trái hay bị tê bàn chân phải đi nữa, thì về cơ bản là chúng giống nhau. Một số người mô tả bị tê mu bàn chân phải hoặc trái, một số bị tê nửa bàn chân phải hoặc trái. Các biểu hiện này đều có nguyên nhân và cách chữa tương tự nhau.


Triệu chứng này thường biểu hiện khi cơ thể mắc các loại bệnh lý sau đây:


Viêm bao gân chân: bạn sẽ thấy các biểu hiện đi kèm khá đặc trưng, đó là sưng, nóng đỏ và đau tại gót chân, kèm triệu chứng tê bì.

Sự lưu thông máu bị tắc nghẽn: điều này xảy ra khi bạn giữ một tư thế quá lâu, chèn ép lên mạch máu, ví dụ ngồi xổm hay ngồi làm việc sai tư thế. Khi đứng dậy bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đồng thời chân tê mất cảm giác tạm thời.

Đau dây thần kinh tọa: là hiện tượng dây thần kinh tọa (bắt đầu từ cột sống thắt lưng và kéo dài xuống đến ngón chân) bị chèn ép, viêm, dẫn đến những cơn đau mỏi, có thể đau dữ dội và tê bì. Trường hợp này dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép bởi những bệnh lý tại cột sống thắt lưng, ví dụ như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.

Nếu chính xác là như vậy và bệnh phát triển đến chứng tê bì, khó kiểm soát vận động chi, mất thằng bằng khi đi lại thì người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa xương khớp ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời. Đây là giai đoạn phát triển khá nặng của bệnh. Bấm huyệt chữa đau cột sống

Thoái họa sụn, gây nhiều sự bất thường ở hoạt động của khớp, gây chèn ép dây thần kinh và gây tê bì.

Lão hóa: các cơ quan bộ phận theo thời gian hoạt động bị hao mòn và kém chức năng dần, dễ xuất hiện nhiều chứng bệnh, trong đó có biểu hiện ra chứng tê bàn chân phải hoặc tê bàn chân trái.

Thiếu vitamin B12 khiến cho dây thần kinh bị giảm chức năng, hạn chế hoạt động tạo nên chứng tê bì.

Một số bệnh lý khác: xơ vữa động mạch, đa xơ cứng, thấp khớp, ung thư cột sống, tai nạn mạch máu não…

Tùy thuộc theo nguyên nhân chẩn đoán và xác định mà có thể áp dụng những hướng điều trị kết hợp khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất sẽ có các phương pháp:

Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroide. Vật lý trị liệu với các biện pháp: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, xung điện, sóng siêu âm, laser… Thuốc dân gian với các bài thuốc đặc trị, áp dụng theo dạng nguyên nhân gây bệnh. Chú ý về vận động, tư thế và luyện tập thể dục.

Nhìn chung, chứng tê bàn chân trái hoặc tê bàn chân phải luôn đi kèm các biểu hiện khác để có thể xác định chính xác nguyên nhân và các dạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể. Để chắc chắn hơn vè tình hình sức khỏe của mình, mỗi người nên tham gia khám bệnh định kỳ và lưu ý về các phương pháp phòng tránh.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét