Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Chấn thương khi tập Gym

Bạn đang gặp phải vấn đề tập thể hình bị đau cơ vai nhưng chưa biết khắc phục như thế nào? Tham khảo cách chữa đau khớp vai khi tập Gym được chia sẻ sau đây nhé.


Tập thể hình hay tập Gym là một trong những hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người áp dụng kể cả nam hay nữ. Với người tập thể hình thì khớp vai là một trong những khớp thực hiện nhiều động tác cho hầu hết các hoạt động của chi trên nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương vai khi tập Gym có thể xảy ra sau khi bị té ngã, va chạm, tập luyện không đúng cách hay vận động quá tải trong thời gian dài. Nếu tình trạng bị đau cơ khi tập thể hình này không xử lý và chữa trị sớm, đúng cách thì có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như cứng khớp, teo cơ hay đặc biệt nghiêm trọng hơn là mất chức năng khớp vai... 

Các chấn thương vai thường gặp khi tập Gym


Khi tập thể hình, nếu bạn không cẩn thận hoặc tập sai bài tập thì rất có thể gây ra chấn thương vai và một số loại chấn thương vai thường gặp gồm:

- Chấn thương phần mềm và tụ máu bầm.

- Tổn thương cơ, hay mô dưới da do đụng dập, va chạm.

- Gãy, nứt xương như gãy xương đòn, xương cánh tay, gãy khi té ngã đập vai hay chống tay.

- Trật khớp, dãn dây chằng. Nếu đã trật khớp vai mà điều trị không đúng và không đủ thời gian thì khả năng trật đi trật lại rất cao, làm yếu khớp vai.

- Viêm và rách gân cơ xoay.


Nguyên nhân bị đau cơ vai khi tập thể hình


Theo ghi nhận từ thực tế thì chấn thương hay bị đau cơ vai khi tập thể hình (Gym) thường do một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Tập luyện quá sức và các bài tập quá nặng.

- Không khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập thể hình nặng.

- Thể lực cơ bắp không đủ hoặc cơ thể không được khỏe để tham gia hoạt động tập luyện.

- Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai trong các bài tập Gym...

Cách chữa đau khớp, cơ vai khi tập thể hình (Gym).


Chấn thương vai ở mức độ nhẹ hoặc vừa.

Khi bị chấn thương, đau cơ vai hay khớp vai ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau.

- Ngừng mọi hoạt động tập Gym, tập thể hình trong một thời gian. Nghỉ tập ít nhất từ 3-7 ngày và trong lúc nghỉ vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đau.

- Sử dụng đá lạnh để chườm vùng vai bị đau khoảng 2-3 lần/ngày và mỗi lần khoảng 15 phút.

- Nên tắm nước nóng toàn thân trong khi bị đau cơ vai.

- Có thể dùng các loại gel kháng viêm giảm đau nhanh như Ketoprofen. Loại gel này thoa tại chỗ 2-3 lần/ngày và có tác dụng giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm.

- Nếu sau 1 tuần sau khi sử dụng các biện pháp điều trị trên mà vẫn còn đau thì bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám và chẩn đoán sớm để có kế hoạch chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai. Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất

Lưu ý, có khá nhiều bạn mắc sai lầm chữa đau khớp, đau cơ vai khi tập thể hình như:

- Xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau vì nóng sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gần tổn thương.

- Không nắn sửa vì nếu nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm.

- Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn và máu bầm ra nhiều hơn.

Chấn thương vai ở mức độ nặng.

Nếu thấy vai biến dạng, đau vai dữ dội thì có thể bạn đã bị gãy xương hoặc trật khớp vai. Lúc này cần phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp X Quang và xử lý cấp cứu. Sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương thì bác sĩ sẽ giúp bạn:

- Kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm và kháng viêm tại chỗ.

- Chỉ định vật lý trị liệu siêu âm sóng ngắn, chạy điện hỗ trợ tại chỗ viêm.

- Hướng dẫn bạn các bài tập phục hồi và trở lại chơi thể thao tùy theo giai đoạn bệnh...

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét