Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Các phương thuốc tự nhiên chữa tê chân tay

Ngải cứu trắng có tính nóng ấm, vị cay, thường được dùng làm cách chữa tê tay chân theo dân gian làm thuốc điều kinh, chữa đau bụng kinh, an thai, lưu thông khí huyết. 


Nếu muốn khỏi tê chân tay, thực hiện như sau:


Rửa sạch ngải cứu trắng, cho vào một cái nồi hoặc chậu nhỏ. Thêm vào nồi 1 ít muối trắng rồi đổ nước sôi cho ngập ngải cứu. Đợi cho ngải cứu tái và mềm là dùng được.

Ngải cứu trắng này được dùng để đắp lên các khớp khi có biểu hiện sưng tấy, tê mỏi. Cần đắp khi ngải cứu còn ấm nóng, nhiệt của nước nóng cùng với tính nóng của ngải cứu sẽ làm vết sưng tấy tan bớt, mạch máu được giãn nở giúp máu lưu thông. Có thể dùng bài thuốc này mỗi ngày mà không lo tác dụng phụ.

Cỏ trinh nữ, hay còn gọi là cây xấu hổ, thuộc họ trinh nữ (cần phân biệt cỏ trinh nữ với trinh nữ hoàng cung). Loại cỏ này tính hơi hàn, vị ngọt, được dùng để làm dịu các cơn đau, hạ áp, chữa thấp khớp. Cỏ trinh nữ có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô để dùng dần. Cách sắc cỏ trinh nữ làm thuốc chữa tê bì chân tay:

Thái mỏng từ 20 – 30g rễ trinh nữ, tẩm rượu cho thơm. Sắc số rễ trinh nữ vừa rồi với 400 ml dưới lửa nhỏ cho đến khi sệt lại còn 100 ml.

Chia số thuốc vừa sắc làm 2 lần, uống trong vòng 1 ngày. Vào mùa đông, chân tay bị phát cước (chân tay sưng phồng do trời quá lạnh), dùng cách này cũng có thể cải thiện tình hình rất tốt.

Gừng thái lát hoặc đập dập, băm nhỏ cho vào một cái thau nhỏ.

Cho thêm vào thau một thìa muối hạt và nước ấm nóng khoảng 50 độ C. Không nên ngâm chân trong nước quá nóng vì có thể làm tổn thương các tế bào ở chân. Cũng không nên ngâm nước quá lạnh sẽ không hiệu quả.

Hàng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân trong nước gừng và muối trong 30 phút cho đến khi nước chỉ còn hơi ấm. Đây không chỉ là một bài thuốc trị tê tay chân mà còn mang lại cho chủ thể một giấc ngủ trọn vẹn.



Mướp có vị ngọt, không độc, tính bình. Đậu xanh tính mát, thành phần dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Dùng kết hợp 2 nguyên liệu này có thể tạo ra một món ăn giàu dinh dưỡng và có lợi cho khí huyết. Giai đoạn thoát vị đĩa đệm
Dùng 50g đậu xanh nguyên vỏ lụa, 100g gạo nếp vo qua cho hết bụi bẩn, rồi ninh nhừ dưới lửa nhỏ.
Khi đậu xanh và gạo đã nhừ, cho 50g mướp đã gọt vỏ, rửa sạch vào đun cho đến khi sôi lại thì tắt bếp, nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Nên dùng khi cháo còn nóng sẽ dễ ăn hơn.

Đậu đỏ vị ngọt chua, không độc, tính bình. Trong dân gian, người ta thường xuyên dùng đậu đỏ làm bài thuốc chữa nôn mửa, tê nhức chân tay, thanh nhiệt tiêu độc. Gừng lại có tính ấm nóng, giúp tiêu tan các vết tích tụ máu, sưng tấy.

Dùng khoảng 3g lá bạc hà rửa sạch, đun qua để lấy nước (chỉ cần dưới 100 ml).

Ninh 50g gạo tẻ với 3 lát gừng. Khi gạo chín, cho thêm đường đỏ và khuấy tan. Cuối cùng đổ nước bạc hà đun lúc đầu vào, đun đến khi sôi lại. Món này dùng làm thuốc chữa tê tay rất tốt, đặc biệt là vào những ngày gió lạnh.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

►Xem thêm: Đau lưng khi hít thở sâu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét